Hướng dẫn kỹ thuật trồng cam sai trĩu quả

  1. Nguồn gốc

Giống cam  Hàm Yên hiện được trồng nhiều ở các vùng Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), Lục Yên (tỉnh Yên Bái), Bắc Quang (tỉnh Hà Giang). Đây là giống cam có vỏ dầy, khi quả chín có màu vàng đỏ, thịt quả nhiều nước, nhiều hạt, vị ngọt, thơm. Là giống hiện nay đã được Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tuyển chọn, nhân giống bằng vi ghép đỉnh sinh trưởng để làm sạch bệnh virus để phát triển thành vùng sản xuất ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

  1. Chọn đất và chuẩn bị đất trồng

Cam  khá dễ tính nên được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, và nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Từ Tây Nguyên cho đến trung du, vùng núi đều có thể trồng được. Chỉ cần đất pha thịt, thuộc tầng canh tác từ 0.5 đến 1m. Độ pH dao động từ 5 – 6.5 và lượng mưa phân bố chừng 1000 – 2000mm/ năm và phân bố đều là được.

Nếu trồng cam ở vùng đất trũng thấp thì cần dào mương, làm luống. Còn trồng ở vùng cao thì cần đánh bồn để tiện việc tưới nước vào mùa khô và cả việc giữ nước.

 – Chuẩn bị đất trồng:

Trước khi trồng phải cày bừa kỹ sạch gốc cây và cỏ dại, san phẳng đất, sau đó tiến hành đào hố trồng. Tuỳ từng loại giống khác nhau mà có khoảng cách, mật độ đào hố trồng khác nhau. Làm đất trước 15 ngày.

– Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.

III. Kỹ thuật trồng

  1. Thời vụ trồng

Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam  là mùa xuân (tháng 2 – 4)  hoặc mùa thu (tháng 8 – 10).Nên trồng cây vào vụ Xuân (tháng 2 – 4) khi thời tiết đã ấm và có mưa ẩm.

  1. Tiêu chuẩn cây giống

Việc lựa chọn giống cam  quyết định rất nhiều đến năng suất, nhất là chất lượng quả sau này.

Hiện nay, để nhân giống cam  theo 2 phương pháp là: chiết cành và ghép cành. Cây được chiết cành nhanh cho ra quả thu hoạch, nhưng nó lại có bộ rễ yếu và nhanh già cây. Giống cây ghép thì khỏe hơn, tuổi thọ cây được kéo dài, bộ rễ khỏe mạnh hơn.

Hiện nay, cây giống gốc ghép được các nhà vườn trồng chọn nhiều nhất. Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, qui cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không vàng lá, sâu bệnh.

  1. Mật độ, khoảng cách, cách trồng

Khoảng cách giữa các cây 4 – 5 m (mật độ 400 – 625 cây/ha).

– Đào hố cam theo đường đồng mức trên đất dốc, trên đất bằng bố trí hố so le giữa các hàng.

– Bón lót

 + Lượng phân bón cho cây cam: 40 – 50 kg phân hữu cơ + 0,1 kg phân đạm urê

+ 1,0 – 2,0 kg supe lân + 0,1 kg phân kali và 0,5 – 1,0 kg vôi bột (nếu đất chua).

– Cách trồng

Xé bỏ túi nilon bầu, đặt bầu cây chính giữa hố nằm lọt vào hốc đã chuẩn bị, điều chỉnh cho cây đứng thẳng, mắt ghép quay về hướng gió chính, dùng đất nhỏ vun vào xung quanh bầu, dùng tay ấn nhẹ đất để đất tiếp xúc với rễ cây.

Dùng cỏ, rác, rơm, rạ tủ kín xung quanh gốc để giữ ẩm dày 10 – 15 cm, cách gốc 15 – 20 cm. Dùng que nhỏ, cứng cắm xiên 45 độ để cố định cây trong đất.

Sau 1 tháng kiểm tra nếu thấy cây chết phải trồng dặm để đảm bảo mật độ.

  1. Kỹ thuật chăm sóc
  2. Làm cỏ và tủ gốc

– Làm cỏ: Muốn hạn chế cỏ dại bao quanh gốc, thì bạn cần phủ rơm rạ, hoặc phân xanh, cỏ ở dưới gốc. Sau mỗi cơn mưa bà con cần xới phá váng và xáo quả sạch xung quanh gốc. Vào tầm tháng 1, 2 hay 8, 9 thì cần thường xuyên làm cỏ cho cây. Xới thật sạch toàn bộ diện tích trồng mỗi vụ 1 lần. Và đảm bảo 1 năm xới gốc 2-3 lần.

– Tủ gốc

Mục đích: Tránh thoát hơi nước, giữ ẩm cho cam mới trồng tránh nhiệt độ cao ảnh hưởng đến rễ.

Che phủ bằng nilon: Đây là biện pháp có nhiều ưu điểm nếu có điều kiện thì dùng biện pháp này là tốt nhất. Vì dùng biện pháp này vừa hạn chế được cỏ dại, giữ ẩm cho đất. Biện pháp này tiến hành sau khi làm đất xong, trước khi trồng. Dùng các tấm nilon có màu sẫm, che phủ trên hàng cam đục các lỗ nơi vị trí trồng cây cam theo mật độ khoảng cách đã định sẵn.

+ Sau trồng xong để giữ ẩm cho đất, tránh nắng chiếu trực diện vào gốc cam. Tủ gốc giữ ẩm thường bằng rơm rạ khô, cỏ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp một lượng dinh dưỡng đáng kể.

  1. Tưới nước

Nước rất cần cho sinh trưởng và phát triển của cam nhất là các giai đoạn ra hoa, kết quả và quả phát triển. Do đó giai đoạn này nếu khô hạn, thiếu nước thì phải tưới kịp thời.

Khi cam còn nhỏ nên tưới nước thường xuyên, nhất là mùa nắng. Lưu ‎ý sau khi trồng tránh tưới nước trực tiếp vào gốc cây con vì dễ làm đất mềm, độ bám đất của rễ kém cây sinh trưởng kém. Khi cây đã trưởng thành việc tưới nước có thể kết hợp với việc điều khiển cây ra hoa.

  1. Cắt tỉa, tạo tán

– Khi cây cao 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn để cây ra các càch cấp 1 cách vị trí ghép 25 – 30 cm. Mỗi cây để 3 – 4 càch cấp 1, phân bố đều ra các phía, tạo với thân chính 60 – 90 độ, cách nhau 30 – 40 cm. Các cành khác trên thân chính đều cắt bỏ.

– Trên mỗi cành cấp 1 để 2 – 3 cành cấp 2 cách nhau 30 – 40 cm, cành cấp 2 đầu tiên để cách chỗ phân cành cấp 1: 40 – 50 cm, cành cấp 2 để 4 – 6 cành cấp 3, đây là cấp cành sẽ tạo ra cành mẹ để sinh ra cành quả hàng năm.          
– Thường xuyên tỉa bỏ các cành trong tán: cành tăm hương, cành vượt, cành la, cành bị bệnh để tán cây luôn thông thoáng.

  1. Bón phân

+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản (sau trồng 1 – 3 năm)

Giai đoạn này cần bón nhiều lần trong năm để cây ra được nhiều đợt lộc, tạo khung tán cho cây.

– Lượng phân bón: (cho 1 cây): 30 – 50 kg phân hữu cơ + 0,5 – 0,8 kg phân đạm urê + 0,8 – 1,2 kg phân supe lân + 0,3 – 0,4 kg phân kali + 0,5 – 1,0 kg vôi bột.

– Thời kỳ bón và lượng phân bón: bón 4 lần/năm.

Lần 1: Tháng 2 với lượng: 40% phân đạm + 40% phân kali 

Lần 2: Tháng 5 với lượng: 30% phân đạm + 30% phân kali 

Lần 3: Tháng 8 với lượng: 30% phân đạm + 30% phân kali 

Lần 4: Tháng 11 với lượng 30 – 50 kg phân hữu cơ/cây + 0,8 – 1,2 kg phân lân + 0,5 – 1,0 kg vôi.

+ Giai đoạn kinh doanh

Đối với cam  thâm canh từ năm thứ 4 cần căn cứ vào sản lượng dự kiến thu hoạch. 

Lượng phân bón Năng suất cây cam (kg/cây)
20 40 60 90 120 150
Urê (g/cây) 650 1.100 1.300 1.750 2.200 2.600
Lân supe (g/cây) 830 1.400 1.700 2.250 2.800 3.350
Kali clorua (g/cây) 375 625 750 1.000 1.250 1.500
Phân hữu cơ (g/cây) 40 50 60 80 100 120

 

 Thời kỳ bón: Bón phân trong thời kỳ cây cho quả được chia làm 3 lần chính: bón sau thu hoạch quả, bón trước khi ra hoa và bón trong thời gian quả lớn. Lần bón thứ 3 có thể được chia thành 2 – 4 lần nhỏ, tùy điều kiện từng nơi.         
– Bón sau thu hoạch: toàn bộ phân hữu cơ + 10% phân đạm + 100% phân lân và 20% phân kali.

– Bón vụ Xuân (trước và sau lộc Xuân xuất hiện): bón 30% phân đạm và 30% phân kali.

– Bón thời kỳ quả lớn (chia làm 2 – 4 lần): bón 50% phân đạm và 50% phân kali.

+ Cách bón: Phân đạm, kali: rạch rãnh xung quanh tán cây sâu 3 – 5 cm, bón phân, lấp đất.. Phân hữu cơ, lân trộn đều, đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20 -25 cm, bón phân, lấp đất.

  1. Chăm sóc cam sau thu hoạch

Cam sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.

– Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 – 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…

– Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.

– Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.