Biện pháp hạn chế các loại bệnh hại trên cây cam

Hiện nay, cây cam là loại cây có múi đang dần được mở rộng quy mô, mở rộng diện tích. Vậy nên việc các loại bệnh hại trên cây cam xuất hiện dày đặc và khó kiểm soát là không thể tránh khỏi. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh hại sẽ làm cây còi cọc, xơ xác, sinh trưởng kém và năng suất thấp.

Các loại bệnh hại trên cây cam bao gồm:

  1. Bệnh nứt thân xì mủ

 Triệu trứng và tác hại: 

 Bệnh thường phát sinh ở sát gốc cây làm vỏ gốc thối mục. Bóc phần gỗ bị bệnh ra, thấy nấm gây hại cả vào phần gỗ của gốc cây. Nhựa cây từ các vết bệnh chảy ra, khô lại tạo ra những giọt dịch sánh đặc như gôm. Nấm bệnh còn gây hại làm thối rễ con hoặc làm thối quả. Bệnh phát sinh và lây lan trong mùa mưa, triệu chứng bệnh rõ rệt làm chết cành, chết cây, thối quả vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô.

– Phòng trừ:

Tỉa cành tạo tán hợp lý để tán lá thông thoáng. Khi bệnh mới xuất hiện trên vườn nên phun Vaccin kết hợp Siêu đồng, phun liên tục 2 lần cách nhau 3 ngày. Xử lý từng vết bệnh ở gốc cây hoặc trên cành bằng cách cạo sạch phần vỏ và gỗ bị bệnh sau đó quét thuốc Siêu đồng lên.

  1. Bệnh Thán thư:

– Triệu chứng và tác hại:

Bệnh xâm nhập vào lá tạo nên các vết cháy xám dần dần loang rộng làm phiến lá khô, trên có các chấm đen li ti ở cành bệnh phát triển thành vệt màu xám trắng, trên đó cũng có các chấm nhỏ li ti, nhiều khi bao kín xung quanh cành làm cành chết khô. Bệnh phát triển cả trên quả, phần lớn xâm nhiễm vào cuống quả rồi lan rộng xuống vỏ quả. Bệnh phát sinh từ mùa hè cho đến hết năm, độ ẩm cao làm bào tử nấm dễ nảy mầm xâm nhiễm vào mô cây. Bệnh hại trên quả từ khi quả bắt đầu chin đến khi quả thối và rụng hàng loạt.

– Phòng trừ: 

Tỉa cành tạo tán thích hợp để cây thông thoáng. Cắt bỏ sớm các cành bệnh đem đốt, chú trọng biện pháp này khi quả sắp chín. Kết hợp phun thuốc phòng trừ các bệnh khác, dùng Vaccin kết hợp Siêu đồng để diệt nấm và tăng sức đề kháng cho cây.

  1. Bệnh ghẻ loét gây hại trên cây cam

– Triệu chứng và tác hại:

Vi khuẩn gây nên các đốm bệnh trên lá, trên cành non và trên quả, làm lá nhanh rụng, cành chết, quả khô hoặc không phát triển được. Bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa gây hại cho đến hết mùa mưa.

– Phòng trừ:

Tỉa bỏ cành bệnh, lá bệnh đem đốt. Tạo tán lá thông thoáng. Phun phòng bằng Chế phẩm sinh học Vaccin kết hợp Siêu đồng

  1. Bệnh ghẻ nhám

– Triệu trứng và tác hại:

Lúc đầu vết bệnh xuất hiện giống như bệnh loét nhưng chỉ sau vài ngày vết bệnh phát triển có đặc điểm riêng: Trên lá vết bệnh sần sùi về một phía, phía đối diện thì lõm làm lá quăn queo. Trên quả vết bệnh nổi hình gai ngắn, quả méo mó không phát triển được.Bệnh có ở tất cả các vùng trồng cam quýt của nước ta. Các tỉnh phía Bắc có mức độ bệnh nặng hơn. Bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa gây hại cho đến hết mùa mưa.

– Phòng trừ:

Phun khi các đợt lộc ra trong vụ hè và vụ thu. Sử dụng Vaccin kết hợp Siêu đồng vừa sát khuẩn vừa ngăn chặn nấm bệnh lây lan.

  1. Bệnh vàng lá greening gây hại trên cây cam

– Triệu chứng và tác hại :

Bệnh vàng lá greening có triệu chứng gần giống như hiện tượng cây thiếu dinh dưỡng. Trên lá: Lá bị vàng từng cành, phiến lá có những vết đốm vàng nhạt hoặc phần lớn phiến lá vàng, gân lá vẫn còn xanh. Các lá mới ra  phát triển không bình thường, lá nhỏ đứng thẳng. Bị nặng lá nhanh rụng làm trơ cành dẫn đến làm chết cành sau đó chết cây.

Trên hoa, quả: Hiện tượng ra hoa trái vụ là phổ biến nhưng không đậu quả hoặc chỉ đậu một ít quả. Quả nhỏ, tâm quả bị vẹo, hạt lép, ít nước, màu sắc quả khác thường.

Trên rễ: Rễ cây bệnh có những vết thối hỏng trên rễ con và rễ tơ, lớp vỏ rễ dễ dàng bong ra khỏi lõi rễ. Chức năng hút nước và dinh dưỡng của rễ vị hạn chế, do vậy làm cây còi cọc, kém phát triển.

– Phòng trừ:

Phòng trừ rầy chổng cánh tốt để bệnh không bị tái nhiễm. Ngoài chích hút nhựa cây, rầy chổng cánh còn là môi giới truyền lan bệnh vàng lá greening. Do vậy phải chú ý phòng trừ triệt để. Rầy chổng cánh thường có mật độ cao vào những đợt cây ra lộc non, nên chú ý sử dụng Nấm xanh nấm trắng. 1-2 lần trong mỗi đợt lộc cách nhau 7-10 ngày, nhất là đợt lộc xuân và lộc thu.

Tăng sức chống chịu bệnh của cây bằng biện pháp sau: Bón phân đầy đủ cho cây cả phân đa lượng (đạm, lân, kali, canxi) và phân vi lượng ( magiê, mangan, kẽm, đồng, bo, sắt …). Chủ động tưới tiêu đầy đủ để cây không bị khô hạn hoặc bị úng nước. Tỉa cành  thường xuyên tạo cho cây thông thoáng.