Các biện pháp kỹ thuật xử lý cam ra hoa mùa nghịch

Cây cam  hiện là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao đối với nhà vườn. Tuy nhiên đôi lúc giá cam  cũng bị giảm do nhà vườn thu hoạch rộ làm giảm phần lợi nhuận thu được. Là nhà vườn ai cũng muốn trái cây của mình có mặt trên thị trường lúc đang khan hiếm và bán được giá cao. Muốn làm được điều này buộc nhà vườn phải cho cây cam ra hoa mùa nghịch thì hiệu quả kinh kế đạt được rất cao. Sau đây chúng tôi xin trình bày tóm tắt qui trình xử  cam  ra hoa mùa nghịch mà chúng tôi thực hiện lừ năm 2002 – 2003 ở huyện Trà Ôn (Trà Côn, Nhơn Bình).

Giữa tháng 4 (l0/4) sau khi thu hoạch, tỉa bỏ các trái nhỏ xấu còn lại cùng với các cành yếu ớt không có giá trị cho trái và vài ngày sau bón phân hoá học ngay. Ưu tiên bón phân chứa lượng N cao để kích thích cho cây cam ra nhiều chồi non, chồi khoẻ mạnh, tích luỹ dinh dưỡng dồi dào đủ sức cho cây ra hoa sau này. Tuỳ theo tuổi cây có thể bón phân urê lân hữu cơ hoặc phân 20-20-0, lượng bón từ 200-400 gam/gốc (3-5 năm).

Giữa tháng 5 đến giữa tháng 6:rút nước kênh mương cho khô hỗ trợ bằng cách đậy nylon không nên bón phân) kéo dài 15-10 ngày (gọi là giai đoạn gây sốc).

Sau đó bón phân để tạo sự phân hoá mầm hoa. Bón phân urê + NPK (20-20-0) theo tỉ lệ I:5 sau 15 -20 ngày gây sốc có thể phun thiourê (ra bông 99%, bông 99%) để kích thích ra bông nhanh hơn 1-2 ngày sau phun Paclobutrazol 10% liều lượng 7gam/11ít nước.

Sau khi ra bông đậu trái (cỡ hạt tiêu non) phun GA3 + Botrac, cách nhau 20 ngày phun 1 lần.

Lúc trái đang phát triển 1-2 tháng cần tiếp tục bón phân gốc bằng urê + DAP + Kali, tỉ lệ 1:2: 1 để nuôi rễ khoẻ mạnh giúp cây hút dinh dưỡng nuôi trái, lượng phân có thể 250 gam/gốc (cây 3-5 năm).

Khi trái lớn được 4-5 tháng rãi bổ sung thêm theo các lần cây ra đọt non (1,5-2 tháng/lần) bằng urê +NPK (20-20-15) khoảng 200 gam/gốc.

Khi trái phát triển 7 tháng cần phun phân bón lá có chứa nhiều Kali như MPK, KN03, Growwore (5-50-30)hoặc (15-50-30) giúp trái bóng nhiều nước và chất lượng trái tốt.

Một số biện pháp canh tác giúp cây cam phát triển khỏe mạnh:

  1. Bón phân để làm tăng độ pH của đất: Đất chua kềm giữ nhiều chất dinh dưỡng có nguy cơ bị thiếu. Mặc dù có phân hoá học nhưng cây hút không đủ để bù lại. Thời điểm thực hiện: lúc đào hố trồng, Dầu và cuối mùa mưa (khoảng 50kg vôi/1000m2.
  2. Đồng bộ cho việc rachồi non: Sẽ làm rút ngắn thời gian hiện diện lá non và thời gian tấn công của rầy chổng cánh và sâu bệnh. Thời gian thực hiện: Sau khi thu hoạch hoặc cành rachồi non lọt chọt.
  3. Tỉa cành già cỗi, cành bị sâu bệnh, tạo tán gọn lại: Giúp cho ánh sáng và gió xuyên qua vườn cây tốt sẽ làm giảm ẩm độ thời gian lá ướt sau khi mưa sẽ ít bệnh thán thư.
  4. Che phủ mặt đất bằng cỏ và cắt theo luống: Cỏ lá rộng rahoavà cỏ hoà bản là nơi trú ẩn của thiên địch và côn trùng ăn mồi vì phấn hoa cung cấp thức ăn cho chúng. Thời gian thực hiện: Đầu mùa mưa hoặc cuối mùa nắng.
  5. Tưới nước thường xuyên qua tán cây: Tưới nước bằng máy phun làm tăng ẩm độ suốt mùa khô, hạn chế nhện đỏ, rệp sáp và bù lạch. Thời gian thực hiện: Trong mùa khô hạn nắng nhiều.
  6. Vệ sinh vườn: Dọn dẹp trái, lá,cành có mang sâu bệnh rơi xuống đất 9 nhất là bệnh loét) để loại bỏ nguồn bệnh và giảm sâu hại (sâu đục trái, ruồi đục trái) tiếp tục phát triển bên trong trái. Cây đã bị bệnh như Greening cần phải mang đi nơi khác và đốt bỏ để tránh mầm bệnh lây lan. Thời gian thực hiện: Sau khi thu hoạch hoặc đang lúc tỉa bỏ cành, trái bị bệnh.
  7. Loại bỏ cây ký chủ của bệnh: Cần thăng, nguyệt quế, bùm sụm cùng họ với camquýt để lan truyền bệnh Greening.